Kéo mổ khám gia cầm

Giá bán :440,000₫
2361 lượt xem
Cách mổ khám gà

1. Lựa chọn gà và địa điểm mổ khám.

Lựa chọn những con có triệu chứng điển hình và hay bị ốm.

Tiến hành trên nhiều con

cần có các biện pháp an toàn sinh học, luôn mang găng tay, khẩu trang, mặt nạ, kính phòng hộ.

Nơi mổ khám phải dễ vệ sinh, tẩy uế sát trùng

2. Khám tổng thể

  • Khám thể trạng chung: khối lượng, béo hay gầy.
  • Khám đầu: chảy nước măt, nước mũi, sưng phù đầu, màu sắc, kích thước mào và tích, dịch nhầy ở miệng,
  • Khám lông, da: lông xù, khô hay bóng mượt, vùng da lông xuất huyết hoại tử hay không?
  • Những biểu hiện có thể gặp trong các bệnh:cơ xuất huyết: Bệnh gumboro, hội chứng xuất huyết.
  • Phù thũng quanh hốc mắt và sưng: bệnh viêm phế quản truyền nhiễm, bệnh hô hấp do Mycoplasma, Coryza.
  • Sưng hoặc xung huyết mào tích: Tụ huyết trùng.
  • Ngoẹo cổ: tụ huyết trùng, newcastle.

3. Mổ khám:

Bước 1: Cắt tiết gà

Dùng dao sắc hoặc kéo cắt vào tĩnh mạch cổ.

Bước 2: Làm ướt lông trước khi mổ bằng nước pha thuốc sát trùng để hạn chế phát tán mầm bệnh trong lúc mổ (không làm ướt vùng đầu để kiểm tra các khoang  mũi, miệng…) 

Bước 4: mổ xác gà

lột da ngực, da đùi

dùng kéo cắt đứt da ở dưới xương ức, sau đó dùng tay lột ngược về phía trước và sang hai bên. Bẻ gập hai khớp đùi 

Kiểm tra xem có xuất huyết dưới da, cơ ngực, cơ đùi không? Bề mặt cơ có bị khô không

Bước 5: kiểm tra các cơ quan nội tạng (trừ hệ tiêu hóa)

Trước tiên phải mổ lật ngực: dùng kéo cắt hai bên sườn, cắt rời khớp xương đòn rồi quan sát các túi khí: trong hay đục, có phủ fibrin hay không?

tách riêng hệ têu hóa ra một bên để kiểm tra sau.

kiểm tra các cơ quan nội tạng, thứ tự như sau:

  • Khí quản: có dịch nhầy hay không, có tụ huyết hay không, có giun hay không?
  • Phổi; cứng hay mềm? tụ huyết hay xuất huyết? 
  • Tim: tích nước xoang bao tim, xuất huyết mỡ vành tim, phủ fibrin?
  • Gan: Xuất huyết? Hoại tử điểm? phủ fibrin? 
  • Lách: sưng, hoại tử điểm? 
  • Thận: sưng, tụ huyết bạc màu hay không?
  • Buông trứng: Trứng non, méo mó, xanh đen?hoại tử, ống dẫn trứng biến dạng

Bước 6: kiểm tra hệ tiêu hóa

  • Thực quản: xuất huyết, giun?
  • Diều: dị vật, xuất huyết?
  • Dạ dày tuyến: xuất huyết, giun sán lá?
  • Dạ dày cơ: Màng dễ bóc? xuất huyết, giun?
  • Ruột: Tụ huyết hay xuất huyết? có xuất hiện nốt loét hay không? giun? sán lá? sán dây?
  • Manh tràng: van hồi manh tràng xuất huyết, sưng, phân lẫn máu? Xuất huyết, sán?
  • Túi Fabricius: Sưng? xuất huyết? Fibrin? sán lá?
  • Lỗ huyệt: có xuất huyết không?

Bước 7: Khám hệ thống thần kinh, vận động (chân,khớp) nếu nghi ngờ Marek hoặc lây bệnh phẩm 

Bước 8: vệ sinh tiêu độc sát trùng sau mổ khám

  • Dụng cụ: rửa sạch, sát trùng. 
  • Phủ tạng, chất thải: đốt sau đó đem chôn

đảm bảo vệ sinh phòng bệnh

quan sát kỹ trước khi mổ khám

mổ khám theo đúng trình tự

Ghi chép lại mọi biểu hiện bất thường.

Kéo mổ khám gia cầm

Với đầu kéo sắc bén giúp cho việc mổ khám trở nên dễ dàng hơn, tiết kiệm được thời gian hơn hẳn những loại kéo thông thường khác.
– Kích thước 8 in = 20cm
– Mặt dưới có dạng răng cưa, để dễ dàng mổ khám.
– Công dụng: Mổ khám các loại gia cầm.
Xuất xứ: PAKISTAN
HOTLINE: 0935815388-lâm
Nhập khẩu và phân phối thiết bị, dụng cụ vât tư chăn nuôi thú y
Công ty TNHH dụng cụ thú y Lê Anh
40 Lâm Thị Hố, TCH, Q12, HCM

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.